SUY NGHĨ VỀ HIỆU ỨNG LÒNG BIẾT ƠN TRONG DỊP LỄ TẠ ƠN
Đây là một blog hơi kỳ lạ, nói về Lễ tạ ơn của đồng tác giả cuốn sách Cho đi vô tận, 7 nguyên tắc Cho là nhận, được viết bởi hai người Anh và một người Mỹ (Two Brits and a Yank). Có thể bạn thắc mắc “điều này lạ ở chỗ nào?” Tôi có thể dễ dàng thảo luận về hiệu ứng biết ơn như đã giải thích trong cuốn sách của chúng tôi. Tuy nhiên, tôi chắc chắn đang bên phe “Brits” và chưa từng tham dự một lễ tạ ơn nào trong suốt cuộc đời mình (vì chúng tôi không tổ chức Lễ Tạ Ơn ở Vương quốc Anh). Tôi nhận ra đây là lần đầu tiên mình nghiên cứu về ngày lễ mang tính biểu tượng này. Đây là thông điệp Lễ Tạ Ơn của Ivan từ năm ngoái. Vào thời điểm đó, tôi đang lần đầu tiên thuyết trình ở trường tiểu học.
Lễ Tạ Ơn đầu tiên
Vào năm 1621, 90 thổ dân châu Mỹ và 53 người hành hương đã tạ ơn vì một mùa màng bội thu với bữa tiệc kéo dài ít nhất 3 ngày. Vài trăm năm sau, chúng tôi có những bữa tiệc với gà tây, khoai tây và bánh bí đỏ, và vào thời điểm hiện tại là ngày lễ Black Friday phổ biến. Điều tôi muốn nhấn mạnh là “Lễ Tạ Ơn đầu tiên” thậm chí diễn ra trước những sự kiện trên một thời gian rất xa.
Vâng, đây là một câu chuyện được tham khảo nhiều nhất và là câu chuyện được người tham dự Edward Winslow thuật lại theo truyền thống của người Hoa Kỳ và vâng…ừm… có thể đây là lần đầu tiên mà những người hành hương và thổ dân châu Mỹ cùng ngồi xuống bên nhau và chia sẻ một bữa ăn (chưa xác định thực hư), nhưng thực tế thì những người ở trong đồn điền Plymouth rất thường gửi lời cảm ơn khi nhận được những món quà. Những người hành hương tạ ơn vì những phước lành như chiến thắng quân sự, chấm dứt hạn hán, một thành viên trong cộng đồng hồi phục thành công, và trong trường hợp này là một mùa màng bội thu. Họ đã xây dựng văn hóa lòng biết ơn để nhắc nhớ rằng mỗi khi có điều gì tốt đẹp xảy ra, bạn cần dành thời gian để đón nhận và nói lời cảm ơn.
Hiệu ứng biết ơn không phải kỷ nguyên mới, mà là khoa học.
Chúng tôi đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách, Chương 11, Nguyên tắc 7: Hiệu ứng Biết ơn. Trong cuốn sách nghiên cứu có rất nhiều ví dụ tuyệt vời cho thấy “lời cảm ơn” có sức mạnh nhường nào.
Biết ơn cũng giống những nguyên tắc thành công khác: đơn giản nhưng không hề dễ dàng.
Những người hành hương đã gắn liền văn hóa biết ơn vào tôn giáo và cuộc sống hằng ngày của họ. Nó trở thành trụ cột niềm tin và là nền tảng của cộng đồng, và để áp dụng hành động đơn giản này, chúng ta cần biến chúng trở thành thói quen.
Hiệu ứng biết ơn đòi hỏi một hành trình dài cả cuộc đời để phát triển khả năng biết ơn của mỗi người
Mặc dù những điều trên nghe có vẻ hơi nặng nề, tuy nhiên bạn chỉ cần bỏ ra những nỗ lực rất nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn một cách chân thành, dù lúc mới bắt đầu thì cảm giác cũng tương đối kỳ lạ. Hãy thử khoanh tay theo cách khác, nếu bình thường đặt tay phải trên tay trái thì giờ hãy để tay trái trên tay phải, hoặc ngược lại. BẠN THẤY KHÔNG? CẢM GIÁC HƠI KỲ LẠ. Điều này chẳng liên quan gì đến đúng sai, đơn giản chỉ bởi vì dây thần kinh của bạn đã hình thành và ghi nhớ cách làm ban đầu, vì vậy khi làm ngược lại, bạn sẽ tạo ra một cách làm mới.
Đó là ý nghĩa thật sự: chúng ta phải chọn cách tạo ra một con đường mới. Chúng ta phải chấp nhận những điều kỳ lạ ấy khi bắt đầu, đồng thời hãy gắn bó với nó và đón nhận tất cả những điều tuyệt vời đang xảy ra với chúng ta và nói lời cảm ơn. Cứ như vậy, một thói quen mới đã được hình thành.
Hiệu ứng biết ơn không tốn quá nhiều công sức, và gần như không tốn kém gì cả.
Tôi biết ơn vì Ivan đã nhờ tôi viết bài blog này. Tôi biết ơn vì trong một năm với thử thách lớn nhất như thế này mà tất cả chúng ta, cả vũ trụ này phải đối diện, thì tôi đã tạo dựng được một vài tình bạn vững mạnh nhất, đã gặp gỡ một vài người truyền cảm hứng nhất, và được tiếp xúc với ánh sáng lòng tốt của những con người đầy lòng nhân ái mà tôi chưa bao giờ nhận được trước đây. Tôi hy vọng một ngày nào đó, người khác sẽ gửi những lời cảm ơn vì sự khác biệt mà tôi đã tạo ra cho họ, bởi vì câu hỏi thực sự không phải “Ai ở trong câu chuyện của chúng ta”, mà là “Chúng ta đang hiện diện trong câu chuyện của ai? Chúng ta đã tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của ai?” Chúc mừng ngày Lễ Tạ Ơn từ nước Anh – quê hương ban đầu của những người hành hương.
(Nguồn: ivanmisner.com)