Chia sẻ kiến thức

ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG, HÃY THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM

Đôi khi tại các sự kiện kết nối, tôi quan sát thấy mọi người tham gia vào cái mà tôi gọi là “độc thoại tay đôi”, về cơ bản là những cuộc nói chuyện tay đôi kéo dài của một người tại một thời điểm.

Tôi không nghĩ rằng hầu hết mọi người thực sự quan tâm đến việc tham gia vào kiểu trò chuyện này. Vấn đề là rất nhiều người đang sử dụng nó khi kết nối, và họ thường đi thẳng vào chế độ bán hàng. Khi họ làm điều này với một ai đó cũng là người sử dụng kiểu đó, nó sẽ dẫn đến hội chứng độc thoại tay đôi. Tôi đã nhìn thấy nó nhiều lần rồi.

Vậy làm cách nào để tránh hội chứng độc thoại tay đôi?

Tôi tin rằng câu trả lời là đng phô trương, hãy th hin quan tâm.

Mục tiêu của Kết nối

Mục tiêu cho các nỗ lực kết nối của bạn là gì? Nếu là để xây dựng doanh nghiệp của bạn, thì tất cả đều xoay quanh việc xây dựng mối quan hệ với mọi người.

Tham dự các sự kiện kết nối với mục đích xây dựng mối quan hệ kinh doanh. Đừng cố làm lóa mắt mọi người bằng sự sáng chói của mình – điều mà bạn chắc chắn có thể sẽ làm sau này. Nhưng hãy trở nên nổi bật giữa đám đông và gây ấn tượng với họ bằng sự quan tâm chân thành của bạn dành cho họ. Không phải bạn quan tâm đến việc bán hàng cho họ, mà là sự quan tâm thực sự của bạn đến con người của họ.

Một nhà kết nối giỏi cũng giống như một người phỏng vấn chương trình Talk Show giỏi. Một người phỏng vấn giỏi thường đặt câu hỏi cho khách mời và cho vị khách ấy thời gian để suy nghĩ và trả lời. Tôi nghĩ một nhà kết nối giỏi cũng giống như vậy – họ cần đặt câu hỏi, sau đó lắng nghe đối phương chia sẻ.

Theo dõi cuộc nói chuyện để đặt thêm nhiều câu hỏi

Hãy theo dõi chủ đề của cuộc trò chuyện để bạn có thể đặt thêm câu hỏi. Bạn nên đặt câu hỏi mở, thăm dò và tôn trọng. Đây là những câu hỏi giúp người trả lời thực sự cởi mở và chia sẻ về những điều bạn đã hỏi.

Dưới đây là một số ví dụ về các mẫu câu hỏi. Đừng hỏi dồn dập hết câu này đến câu khác. Khi bắt đầu, hãy hỏi một hoặc hai trong số những câu hỏi này và sau đó theo dõi cuộc trò chuyện để đặt câu hỏi thêm.  

  • Bạn thích điều gì nhất trong những việc bạn làm?
      Nếu câu trả lời của họ ngắn, hãy hỏi thêm ‘Tại sao’? Hoặc yêu cầu họ đưa ra ví dụ. 
  • Bạn đã bắt đầu ngành nghề của mình như thế nào?
      Bạn có thể đặt câu hỏi rõ ràng khi họ bắt đầu nói.
  • Thị trường mục tiêu của bạn là gì?
      Hãy đặt thêm câu hỏi rõ ràng, cụ thể hơn rằng ai là đối tượng khách hàng tốt nhất của bạn.
  • Mẫu hình khách hàng tuyệt vời đối với bạn là như thế nào, ví dụ?
      Bạn muốn họ mô tả ví dụ cụ thể hơn.
  • Một vài khó khăn bạn phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh là gì?
      Đây có thể là cơ hội để bạn tìm ra cách giúp họ, mà không bán hàng cho họ.
  • Bạn còn kết nối ở đâu nữa không? Bạn thường tham gia những nhóm kết nối nào khác nữa?
      Kèm theo câu hỏi: Bạn thích điều gì ở những nhóm ấy?
    Đây là thông tin tuyệt vời để giúp bạn tìm ra nơi có thể gặp lại họ.

Lắng nghe nhu cầu

Nếu bạn nghe họ mô tả một vấn đề hoặc một nhu cầu nào đó, hãy nghĩ về một người nào đó mà bạn tin tưởng trong mạng lưới kết nối của mình để bạn có thể giới thiệu cho họ. Không gì thúc đẩy mối quan hệ nhanh hơn việc giúp đỡ một người bạn đã gặp bằng cách giới thiệu họ với một người khác – hoặc đôi khi thậm chí là giới thiệu một cuốn sách, trang web hoặc bài báo – có thể giúp họ vượt qua khó khăn. Sẽ rất hữu ích khi bạn có thể giới thiệu mọi người tiếp cận những nội dung khác giúp họ thành công và tiến một bước dài trong việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh hai bên cùng có lợi. 

Nhiều người ngoài kia nghĩ rằng họ biết cách kết nối nhưng thực sự họ chỉ đang gọi những cuộc gọi “lạnh” mà thôi. BẠN có thể trở nên khác biệt. Một nhà kết nối vĩ đại sẽ tham gia 100% vào cuộc nói chuyện, đặt câu hỏi và tích cực lắng nghe. Họ tập trung vào người kia hơn là bản thân họ. Hãy ghi nhớ: Đừng phô trương, hãy thể hiện sự quan tâm. 

(Nguồn: ivanmisner.com)

Newsletter

Đăng ký tham dự

Bạn muốn tham dự một buổi họp hàng tuần của chúng tôi chứ?