Chia sẻ kiến thức

CÓ HAY KHÔNG TRỰC GIÁC TRONG KINH DOANH?

Có chỗ cho trực giác trong kinh doanh không? Vâng, chắc chắn có! Nhiều thập kỷ trước có lẽ tôi đã nghĩ khác. Nhưng qua nhiều năm, tôi thay đổi quan điểm của mình và tin rằng trực giác có thể là một công cụ hữu hiệu trong bộ công cụ kinh doanh. Trực giác được định nghĩa là “nhận thức trực tiếp về sự thật hay sự việc không phụ thuộc vào bất kỳ quá trình lý luận nào; là sự hiểu rõ ngay tức khắc hoặc cái nhìn sâu sắc và nhanh chóng về một sự việc nào đó”.

Người trực giác

Nhiều năm trước, tôi đã đọc một cuốn sách khoa học viễn tưởng nói về “người trực giác”, trong đó miêu tả con người dường như hiểu về mọi thứ theo bản năng. Người sống theo trực giác được cho rằng có khả năng nhận thức về tình huống nào đó nhanh một cách phi thường. Nhưng sự thật là họ đã phát triển kỹ năng nhanh chóng thu thập các dữ kiện, phân tích dữ liệu và dự đoán các xác suất xảy ra dựa trên kiến thức về lĩnh vực chuyên môn. Cuốn sách là khoa học viễn tưởng, tuy nhiên nội dung trong đó đã gây được tiếng vang lớn đối với tôi. Điều này dường như trái ngược hoàn toàn với định nghĩa ở trên. Cuốn sách khẳng định rằng trực giác được rèn luyện qua nhiều năm trong lĩnh vực rất cụ thể, và cho rằng trực giác không phải sự hiểu biết theo bản năng, mà là nhanh chóng vận dụng những lý luận trong tầm hiểu biết đã tích lũy được để hiểu cụ thể một vấn đề. Xét về thực tế thì đây cơ bản là những phân tích dự đoán được sử dụng trong máy tính ngày nay.

Trực giác theo bản năng

Sau khi xem xét kỹ lại quan điểm của mình về bản năng, tôi nhận ra khi bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, thì tôi càng đánh giá các vấn đề nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và có “cảm giác tốt” về phương hướng mà tôi nên đi. Điều tôi cho là bản năng chính là, hoặc ít nhất một phần là đánh giá nhanh tình huống dựa trên kiến thức tôi tích lũy được về một vấn đề cụ thể.

Những gì người khác cho là “bản năng” có thể là những kiến thức tích lũy được áp dụng một cách nhanh chóng. Gần đây, có một người nhắn tin cho tôi chia sẻ về vấn đề khó khăn mà anh ấy đang gặp phải. Tôi cho anh ấy lời khuyên, và sau một vài email trao đổi qua lại để giải quyết vấn đề, anh ấy nói rằng tôi đã đánh giá vấn đề chính xác và đưa ra kết luận “bản năng của anh thật tuyệt vời!” Thật sự mà nói thì một phần cũng dựa vào trực giác, nhưng chủ yếu là tôi có nhiều năm kinh nghiệm trải qua những vấn đề tương tự, từ đó nhanh chóng đánh giá vấn đề và đưa ra cách giải quyết. Trong lĩnh vực rất nhỏ của chính mình, tôi hoàn toàn là một người sống theo trực giác.

Lắng nghe trực giác bản thân

Khi có thêm nhiều kinh nghiệm, tôi đã học được cách lắng nghe trực giác của mình hoặc cảm giác ngày một tốt hơn. Hãy tin khi tôi nói điều đó là đúng, nhưng tôi không còn cho đây là sự thật hiển nhiên nữa. Tôi lắng nghe cảm giác bên trong mình hiệu quả hơn hơn hồi năm 20 hoặc 30 tuổi. Không phải tất cả chúng ta  đã từng trải qua cảm giác mình nên làm điều gì đó nhưng lại không làm hay sao? Và khi tình huống đó phát sinh thành vấn đề, chúng ta sẽ nhìn lại và nhận ra lý do tại sao cần lắng trực giác mách bảo.

Trực giác là phương pháp giải thích nhanh chóng một vấn đề dựa trên những kinh nghiệm liên quan trước đó. Mặt khác, trước đây tôi từng cho rằng trực giác được ví như mức độ cảm biến nâng cao của hệ thống ESP (Electronic Stability Program – Hệ thống cân bằng điện tử). Hãy luôn tin vào cảm giác của bản thân khi cần đưa ra những quyết định hệ trọng trong kinh doanh.

(Nguồn: Ivanmisner.com)

Newsletter

Đăng ký tham dự

Bạn muốn tham dự một buổi họp hàng tuần của chúng tôi chứ?